Nối lại nhà Lê Lê_Trang_Tông

Nguyễn Kim

Vừa lên ngôi, Trang Tông bàn luận về công tôn phò, lập Nguyễn Kim làm Thượng phụ, Thái sư Hưng quốc công, nắm giữ binh quyền; Đinh Công làm Thiếu úy Hùng quốc công, các tướng tá khác đều được phong thưởng theo thứ bậc. Nhà vua dựa vào vua Sạ Đẩu (Phothisarath) nước Ai Lao để mộ quân, trưng lương chống lại họ Mạc.[4]

Đại Việt Sử ký Toàn thư đánh giá:

“Vua gặp vận gian truân, nhờ được bề tôi cũ tôn lập, bên ngoài kết giao nước láng giềng, bên trong dùng được tướng giỏi, cho nên người người đều vui lòng làm việc, nền móng trung hưng bắt đầu từ đấy.”

Trang Tông sai Trịnh Duy Liêu đi sứ nước Minh, vượt biển từ Chiêm Thành đi ghé thuyền buôn Quảng Đông. Theo Minh sử, đến năm 1537 mới đến Yên Kinh, tâu lên Gia Tĩnh đế nhà Minh về việc thoán nghịch của họ Mạc và xin nhà Minh giúp quân.[1][4] Vua Minh có ý nghi ngờ, bọn Duy Liêu liền viết thư dài để trình bày, tự sánh mình với Thân Bao Tư[5]Trương Tử Phòng[6] ngày xưa.

Trịnh Duy Liêu đi sứ đã lâu mà không thấy tăm hơi, nên đến năm 1536, Trang Tông lại sai Trịnh Viên sang nhà Minh, thỉnh cầu nhà Minh phát binh đánh họ Mạc. Các đại thần nhà Minh đều chủ trương thảo phạt họ Mạc. Tháng 2 âm lịch năm 1537, Gia Tĩnh đế hạ lệnh cho Cừu LoanMao Bá Ôn cùng đánh Mạc Đăng Dung.[1][4] Mùa hạ cùng năm, tướng nhà Mạc là Tây An hầu Lê Phi Thừa cai quản bảy huyện Thanh Hoa, thu vén vơ vét chỗ đinh tam ti mà sang Ai Lao quy thuận nhà Lê, được nhà vua cho giữ nguyên chức cũ, nhưng về sau vì kiêu ngạo mà bị giết.

Năm 1539, Trang Tông dùng con rể Nguyễn KimTrịnh Kiểm làm Dực quốc công, cùng Trịnh Công NăngLại Thế Vinh cùng đánh họ Mạc. Quân Lê đánh bại quân Mạc ở Lôi Dương.[7] Mùa đông năm 1540, quân Minh do Mao Bá Ôn chỉ huy kéo quân đến sát biên giới với nước ta. Mạc Đăng Dung dâng biểu xin hàng, tự cởi trần, trói mình cùng với hơn 40 quan lại đến ải Nam Quan thú tội, tình nguyện dâng nạp sáu động thuộc châu Vĩnh An quy về Khâm châu của nhà Minh.[1][4] Năm 1541, Gia Tĩnh đế đổi An Nam quốc thành An Nam Đô thống sứ ty, trao cho Đăng Dung chức Đô thống sứ; đổi đặt toàn quốc làm mười ba Tuyên phủ ti, cho lệ thuộc vào đất nhà Minh. Từ đó nhà Minh đồng ý công nhận họ Mạc cai trị Đại Việt.

Mùa xuân năm 1542, nhà vua đích thân làm tướng ra đánh Thanh Hoa, dùng quận Thụy Hà Thọ Tường làm Ngự doanh đề thống. Nguyễn Kim dẫn quân đi trước, tấn công Thanh - Nghệ, nhiều người hưởng ứng theo, thanh thế rất lẫy lừng.[1][4] Năm 1543, vua tiến quân ra từ thành Tây Đô, tướng Mạc là Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất đầu hàng. Nhà vua sai Trịnh Công Năng đem chiếu thư gọi Nguyễn Kim về nước. Nguyễn Kim vào gặp vua ở sông Nghĩa Lộ, được phong làm Thái tể, Đô tướng tiết chế tướng sĩ chư doanh, lại đem quân bình định vùng đất phía tây nam, thường giành thắng lợi. Về sau Trịnh Công Năng làm phản, Trang Tông sai Dực quận công Trịnh Kiểm đi đánh, giết được Năng.

Trịnh Kiểm

Tháng 4 âm lịch năm 1545, Trang Tông tiến quân đến Yên Mô.[8] Dương Chấp Nhất mời Nguyễn Kim đến chỗ mình rồi bí mật đánh thuốc độc giết chết, quay lại với nhà Mạc. Nhà vua truy tặng Nguyễn Kim là Chiêu Huân Tĩnh công, thụy Trung Hiến, dùng con là Nguyễn Uông làm Lãng quận công, Nguyễn Hoàng làm Hạ Khê hầu, cầm quân đánh họ Mạc.[1][4]

Mùa thu năm đó, ông dùng Trịnh Kiểm làm Đô tướng, tiết chế các doanh quân thủy quân bộ, kiêm Tổng nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự, gia phong Thái sư, tước Lạng quốc công. Mọi việc trong nước hết thảy do Trịnh Kiểm quyết đoán, sau mới tâu lên vua. Theo đề nghị của Trịnh Kiểm, vào đầu năm 1546, nhà vua cho lập hành điện ở sách Vạn Lại[9] là chỗ hiểm trở.

Ngày 29 tháng 1 năm 1548, Trang Tông qua đời, hưởng thọ 34 tuổi. Trịnh Kiểm lập con ông là Thái tử Lê Huyên lên nối ngôi, tức là Lê Trung Tông, táng di thể của ông lại Cảnh lăng (景陵), phía nam Lam Sơn.[1][4]